Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009
Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2009
Người đàn ông ở "ngã tư tử thần"
Hướng dẫn chi tiết cho người đi đường |
Ngày trước khi chưa có xe buýt, mỗi sáng anh đi bộ từ dưới Chụt - Cầu Đá (thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang) với quãng đường dài gần 10km để đến "ngã tư tử thần": ngã tư Trần Quí Cáp - 2/4. Đây là ngã tư thường xuyên xảy ra tai nạn và va quẹt khi không có đèn tín hiệu giao thông hoạt động. Giờ đã có xe buýt nhưng thỉnh thoảng anh mới đi vì không phải lúc nào cũng có tiền.
Nhưng dù đi bộ hay đi xe buýt, đúng 6g25, anh luôn có mặt ở ngã tư này để kịp điều phối xe cộ lưu thông. Những hôm đèn tín hiệu hoạt động tốt, công việc của anh đỡ nhọc nhằn hơn: anh chỉ việc ra hiệu nhắc nhở mọi người dừng đúng vạch sơn, không lấn sang phần đường bên kia để cho xe từ đường Trần Quí Cáp ôm cua qua đường 2/4 ra phía bắc thành phố được an toàn. Mỗi khi người được anh nhắc nhở chấp hành tốt thì anh đều giơ tay chào và mỉm cười đáp trả.
Còn hôm nào đèn tín hiệu "trở chứng" hoạt động không đồng bộ thì công việc của anh thật căng thẳng, anh phải quan sát thật chuẩn trên bộ đèn để ra tín hiệu dừng hoặc đi để cho các phương tiện giao thông đi lại thật nhịp nhàng. Và khủng khiếp cho những hôm đèn tín hiệu không hoạt động, anh phải luôn miệng thổi còi để “cảnh cáo“ người điều khiển xe chạy nhanh, lấn đường hoặc cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra cho các xe tải khi ôm cua trước văn phòng Vi-P...
7g45, công việc anh kết thúc. Người nhễ nhại mồ hôi, anh nở một nụ cười thật mãn nguyện tự thưởng công cho mình rồi lẳng lặng rời khỏi ngã tư này để trở về nhịp sống ngày mới.
Mấy ngày qua rơi vào tháng thanh niên, công việc anh gặp thuận lợi hơn khi ngã tư này xuất hiện các bạn đoàn viên thanh niên của nhiều lực lượng cùng tham gia, anh vui ra mặt và lúc nào nụ cười cũng hiện hữu trên khuôn mặt đen sạm mặc dù có người chửi anh là thằng khùng. Nhưng nếu anh có bị khùng thật thì anh vẫn còn minh mẫn hơn nhiều người đi xe sang trọng, áo quần đắt tiền nhưng không phân biệt được đâu là đèn xanh, đâu là đèn đỏ, đâu là đèn được đi, đâu là đèn phải dừng lại. Anh còn phân biệt rõ qui định các vạch kẻ trên đường chứ không như nhiều người mặt mũi sáng sủa, mắt tinh tường lại lấn đường đi ẩu...
Mặc dù chúng tôi nhiều lần tiếp xúc để mong tìm hiểu về nhân thân nhưng đều vô vọng vì anh không muốn cho mọi người biết về anh và cũng né tránh khi có người quay phim chụp ảnh. Để thực hiện chùm ảnh này, chúng tôi đã phải "phục kích" chụp trong nhiều ngày liên tiếp...
Xuống tận nơi để nhắc nhở |
Công việc hôm nay đỡ vất vả hơn vì có các bạn đoàn viên ra quân nhân tháng thanh niên |
Vui quá nên cứ nở nụ cười trên môi. Ước gì CSGT cũng có nụ cười này khi đứng điều phối ở các chốt nhỉ! |
Thứ Tư, 4 tháng 3, 2009
Người Thợ Rèn
Duy đi chợ
Câu chuyện của tôi xin được bắt đầu từ một sáng chợ đông, bắt đầu từ cái bóng người bé nhỏ đang lon ton luồn lách giữa các lối đi chật hẹp và tăm tối. Cậu bé mua ít thịt nạc, khoai tây, và một ít tép bạc, loại nhỏ. Cái máy ảnh tôi dõi theo đằng sau nó làm cả chợ rộn ràng, mấy chị bán cá quen cười, ghẹo “thằng nhỏ Duy này ngon quá ta, bữa nay được chụp hình lên báo …”. Rồi có chị ngoảnh lên, hỏi tôi, “nó đi chợ hồi ba bốn tuổi, bộ lạ lắm sao ?!”.
Không, như bất cứ người nào từng lui tới cái chợ phường 1 này, tôi quen cái cảnh Duy ăn sáng một mình nơi góc chợ. Cái bàn ăn cao lé đé gần đến cổ Duy, lúc đó nó chưa đầy bốn tuổi. Dưới ghế, cạnh chân Duy là mấy cái túi nilong đựng cá, rau… Duy đi chợ sớm, trên đường đi làm, tôi ghé ngang qua, thường nhìn thấy Duy men theo vỉa hè, hai tay xách lặc lè, lách mình bên những tủ thuốc lá, những chiếc dù che nắng. Nó cao, gầy gò, mớ tóc vàng hoe chấp chới theo mỗi bước chân. Bóng nhỏ tăm tăm.
Đứa trẻ mang họ mẹ…
Bây giờ, Duy lên sáu, mỗi khi nhìn nó lắc xắc giữa những sạp rau cải, hình ảnh đơn giản đó bỗng truyền vào lòng tôi hàng trăm hình ảnh khác, dội lại âm ỉ những số phận. Tôi nhớ gương mặt mủm mỉm của đứa em họ, mười bảy tuổi hay vắng nhà, la cà bè bạn, tụm năm tụm ba ăn vặt ngoài đầu hẻm. Có một dạo thấy mình mập, tròn vo, nó đi mua vòng về lắc. Con nhỏ càng lắc vòng eo càng vượt trội. Chạy bộ cũng không ăn thua. Hôm tới phòng khám, nghe bảo mình mang thai, con nhỏ còn nự nự, hết chuyện nói giỡn rồi sao. Nhưng máy siêu âm thì không biết giỡn, nó báo thai nhi sáu tháng tuổi.
Nhân vật chính của bi kịch bắt đầu “phát biểu” bằng những cú quẫy đạp trong bụng một đứa trẻ khác, đang lo lắng cho cái tương lai mù mịt của mình. Thằng bạn trai rũ bỏ trách nhiệm, sau khi đem tới món tiền “để mai mốt đi sanh…”. Hai triệu đồng như một cái vẫy tay. Cha của cậu ấm này là một nhà thầu làm các công trình giao thông đình đám ở Cà Mau. Người ta nói rằng cứ chiều chiều tới các quán nhậu – ca cổ nổi tiếng trên đường Nguyễn Du thì gặp ông, và bất cứ cô tiếp viên nào cũng biết số điện thoại của vị khách hào phóng.
Thuận miệng thì kể chơi thôi, chuyện của Duy thì không liên quan đến người đàn ông ấy. Mặc dù đôi lúc tôi nghĩ, giá mà người ta được nhìn Duy hôm nó mới ra đời. Một đứa bé đẹp như thiên thần, như trong lịch Tết, đẹp đến ngạt thở. Đẹp đến nỗi tôi phải vịn cái bụng đã đội áo của mình, một cách tuyệt vọng, kêu thầm, “trời ơi, giá mà con mình đẹp được như vầy…”. Hôm tôi thăm, vài chị lạ mặt lượn lờ lại nhìn, đứng mê mẩn hồi lâu, sau ra sân thầm thì, rồi lại quay lại nhìn. Họ muốn xin đứa bé. Mẹ - mười - bảy hẹn ngày mai, “cho nó ngủ với con đêm nay nữa thôi…”. Sáng hôm sau thì số phận Duy được gắn chặt với con hẻm, cái chợ và người bà mù lòa, mẹ Duy giữ nó lại, dù mới mười bảy tuổi, dù vẫn còn dài những cuộc chơi.
Hai tháng sau con tôi ra đời, mẹ Duy đã lại lông bông với đám bạn ngoài đầu hẻm, ăn quà vặt, ném trả bọn con trai chọc ghẹo mình bằng mấy câu mắng mỏ vu vơ, ánh mắt nguýt dài. Gặp tôi mẹ Duy khoe, “thằng Duy biết lật rồi, bữa đó em đi chơi về, thấy nó lật mình ên, tức bụng khóc quá chừng…”. Những khi bận rộn, không tới nhà Duy, tôi nhìn con mình lớn lên và biết Duy cũng lớn lên. Tôi hay hình dung cảnh mẹ Duy đi chơi về và hết hồn hết vía thấy nó bò lủm củm dưới sàn, hay một bữa nào, bà mẹ trẻ nhảy cẩng lên mừng khi thấy con lững đững đi ra cửa đón. Đôi lúc thấy Duy mặc bộ đồ thun rẻ tiền ngắn ngủn, tôi tự hỏi có phải bộ này mẹ Duy mua vào một hôm ngẫu hứng nào, khi mang về mới hay đứa con trai đã cao ?!
Cái ý nghĩ sau này lớn lên, Duy sẽ rất buồn khi nhìn thấy hình ảnh mình, lát cắt cuộc đời mình ghi lại trong tờ báo cũ, khiến tôi vài lần bỏ dỡ bài viết này. Nhưng rồi tôi lại tiếp tục, vì mảng ký ức tuổi thơ của Duy mà tôi trân trọng lưu giữ hôm nay, đáng tự hào biết chừng nào.
Nhìn đời cho cả hai người…
Sáu tuổi, có hai người mẹ Duy lần lượt dắt về vào bảo nó gọi cha. Tôi hỏi Duy, thích cha không, Duy lắc đầu, “con kêu nó mà nó không trả lời”. Xen giữa những cuộc đi mãi miết, làm đủ thứ nghề lặt vặt như làm móng, làm nhân viên matxa, có dạo mẹ Duy mướn nhà ở chung với anh thợ hớt tóc nào đó, rồi hai đứa bỏ nhau, lại yêu anh chàng khác, giờ thì lên Cần Thơ kiếm sống. Duy sống với bà ngoại, tôi gọi bằng dì. Dì mù, do biến chứng của căn bệnh thủy đậu lúc nhỏ. Cô độc, không chồng, nhận mẹ Duy về nuôi để hủ hỉ lúc về già, dì đã không ngờ đến những cuộc đi. Nhưng Duy còn ở lại, nó an ủi dì theo cách của nó, một tiếng khóc đòi ăn, một cái quần sũng nước đái, một cái nhảy mũi... Dì lật bật xoa dầu, thay quần, giặt tả, rồi day qua khuấy bột. Dì bận rộn lắm, bận như cái hồi nuôi mẹ nó. Dì biết nó gầy bằng những ngón tay, nhận ra tiếng khóc nó giữa đám trẻ chơi đằng xóm bằng đôi tai tinh nhạy, gói nó vào lòng khi đêm xuống.
Cho đến khi Duy trở thành một gã đàn ông đĩnh đạc cầm tiền tự ăn sáng và đi chợ. Lúc đầu, Duy còn đi theo mấy dì hàng xóm, sau thì tự đi. Duy muốn ăn gì, thì mua cả bà cháu cùng ăn. Một tháng có sáu ngày bà ngoại ăn chay, Duy cũng ăn chay, rau dưa qua bữa. Sáu tuổi, Duy biết nấu cơm, làm cá, rửa chén, hâm nóng thức ăn bà ngoại nấu, lúc đói, trèo lên bếp nấu mì gói. Có khi đang chơi vui, bỗng dưng bỏ đi tắm. Chẳng ai bảo, tự mình xoay trở, mãnh liệt và hồn nhiên như cỏ mọc trong vườn.
Cuối năm vừa rồi, bà cháu Duy dọn đi khỏi con hẻm nhỏ đến một nhà khác cũng gần đó. Bà ngoại làm quen với nơi ở mới bằng đôi mắt của Duy, nó dắt ngoại đi khắp cái nơi xa lạ mà cánh cửa, cái bậc thềm, bộ bàn ghế… đều là bẫy đối với người khiếm thị. Phơi đồ chỉ Duy mới trèo lên gác được. Những lúc rảnh rỗi Duy hay ra trước cửa nhìn bên đường, mặt mông lung như con hổ nhớ rừng, như một gã giang hồ nhớ những chuyến đi. Mà, Duy là giang hồ thứ thiệt rồi còn gì, những con hẻm lẩn khuất, chằng chịt sâu hút quanh đây Duy đã đi chơi khắp. Gã có nhiều bạn bè, gã giang nắng chửi thề. Kỳ lạ, nắng chỉ làm vàng thêm tóc, nhưng da vẫn trắng như con gái. Và bất chấp những thiệt thòi, cái miệng nhỏ với đôi môi đỏ vẫn hay cười, mỗi lúc gọi Duy ơi, gã ngước nhìn, mắt đen tròn, trong vắt và sâu thẳm.
Xóm hẻm, và cả cái chợ thực phẩm nhỏ giờ cách Duy một con đường lúc nào cũng gầm gừ xe cộ. Duy phải nhờ người lớn dắt qua. Nhiều lần, đưa Duy qua đường, nhưng chưa bước lên vỉa hè, Duy đã xé tay tôi ra lủi thủi chạy vào trong chợ. Vài lần, tôi chở con trai tôi và Duy đi chơi loanh quanh ngoài đường, nó ngồi phía sau, phải nhắc rất lâu nó mới chịu vòng tay ôm đầy ngượng ngập. Tôi cũng ngượng ngập, bởi cái bàn tay nhỏ nhắn này, tôi đã từng nắm lấy rồi lại buông ra, khi Duy lên hai lên ba. Nhưng từ bây giờ, tôi sẽ tập nắm tay Duy, hy vọng đến giữa mùa thu năm nay, Duy sẽ cho tôi một cơ hội được dắt nó vào tận cửa lớp trao cho cô giáo, như hàng trăm đứa trẻ khác có người thân đưa đi trong ngày tựu trường…
Thứ Hai, 2 tháng 3, 2009
Bài Thơ Đôi Dép
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng biến thành thơ
Hai chiếc dép gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau
Cùng bước mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu
Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh
Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi
Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia
Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009
Thêm một lần phải nói lời chia tay
Chỉ ngày kia thôi mình sẽ lại thêm một lần phải nói lời chia tay rồi. Mình sẽ không còn là NV của CDN nữa. Cũng buồn. Buồn ít hơn cái hè năm 12 một chút và nhiều hơn ngày phải xa VB một chút.
Sáng thứ Bảy lên công ty, thấy phòng trống trơn, mình thấy như hụt hẫng. Kia là dáng ngồi to lớn của Trực, người lúc nào cũng có một cái khăn để lau mồ hôi tay. Gần bên là anh Tuấn, miệng nói huyên thuyên dí dỏm suốt ngày. À. Huyền ngồi kia rồi. Cái dáng gầy gầy hay chăm chú vào màn hình máy tính. Dãy sau lưng mình là Hà và Oanh, những người chịu trách nhiệm mang tiền về cho công ty. Ra cửa nhìn qua, đó là phòng chị Giám đốc.
Nhưng hôm nay không còn ai nữa. Mọi người đang chuẩn bị cho một chuyến chia li.
Ừ thì chia li. Cuộc sống vẫn vậy. Có hợp thì có tan. Có gì đâu mà buồn? Chuyện thường tình ấy mà.
Thôi mình đi ra ngoài đường đây. Mình phải tìm một hình ảnh nào đó để lưu dấu ngày chia tay. Ở đây không có cái đỏ rực của hoa phương sân trường làm cháy nát lòng cậu học sinh 12 năm nào. À! Có rồi đây! Mấy hàng me vẫn xanh ngát, con đường vẫn đẹp. Bên kia đường, trên cành, một trái xoài thấp thoáng.
Chưa một ngày nhàn rỗi
Ba tuổi, anh bị sốt, biết bao của cải, gia sản, nhà cửa trong gia đình lần lượt phải đem bán hết để cứu mạng sống. Trở thành người tàn với đôi chân bại liệt, anh làm đủ nghề để khẳng định mình “tàn” nhưng không “phế”
Học chưa hết lớp 9, anh Võ Đình Minh khẳng định mình là người văn hoá thấp. Nhưng với người dân thành phố Quy Nhơn, anh là một tấm gương của sự vượt lên chính khiếm khuyết của mình, tự sáng chế, cải tạo xe hai bánh thành xe ba bánh có số lùi cho người tàn tật. Đạt được nhiều giải thưởng khoa học sáng tạo, được bạn bè khuyết tật khắp Việt Nam biết đến với những sáng chế hữu dụng dành cho người khuyết tật. Nay là chủ một doanh nghiệp nhỏ ở Quy Nhơn, nhưng anh trăn trở: “Đời tôi chưa một ngày nhàn rỗi, chưa một ngày vui”.
Bất mãn với chính mình
Anh Minh nhớ lại: “Tôi là con cả trong gia đình có tám anh em, không theo nổi học văn hoá, tôi nghỉ ngang đi học nghề sửa điện tử, radio để tự lập. Năm 1972 vào Sài Gòn học nghề. Học về ti vi thầy phải tự tay ôm ti vi đến đặt trước mặt, thiếu con ốc, cây vít, thầy cũng phải đem đến vì tôi đi lại rất khó khăn, sức khoẻ yếu. Học nghề mà toàn bắt thầy phục vụ từng việc vặt như thế, tôi không thể chấp nhận được, lúc nào cũng mang tâm trạng bất mãn, phải bỏ học”.
Trở về lại Quy Nhơn, gặp một người bạn làm nghề sửa khoá, anh Minh lân la học cho có nghề để làm và trở thành người mở khoá số một Quy Nhơn, vượt qua cả tay nghề người đã dạy anh. Với tên gọi ông Cụt (người ta thường thấy anh chống nạng, tưởng bị cụt chân), hễ ở Quy Nhơn có khoá nào không mở được, tay ông Cụt đụng vào là khoá nào mở cũng ra, từ khoá thường đến khoá số, két sắt, tủ, cửa… Thời làm thợ khoá trong đời anh xem ra nhẹ nhàng nhất so với những nghề mà anh tiếp tục kể.
Bôn ba và tay trắng
Mẹ đi bán gạo một mình, các em còn nhỏ, anh bỏ nghề khoá, phụ mẹ vào Sài Gòn, mua gạo theo tàu ra Quy Nhơn rồi chuyển đến Đà Nẵng. Tháng 30 ngày, anh đi liên tục 27 ngày không nghỉ, bạn hàng ai cũng ngán sức lao động của anh, thời điểm đó người buôn bán bình thường chỉ đi 10 – 15 ngày trong tháng. Anh Minh tâm sự: “Mình đã không làm thì thôi, còn khi làm thì phải làm hết sức lực, để mọi người thấy mình tàn tật nhưng không ăn bám”.
Dành được số vốn, anh một mình đi làm riêng, mua cá chuồn theo tàu Thống Nhất ra Hà Nội bán ở chợ Đồng Xuân. Anh nhớ rất rõ: “Buôn cá được 7 chuyến, liều một trận đánh hàng thuốc tây để kiếm vốn kha khá ở nhà làm việc gì đó ổn định. Chẳng ngờ bị bắt, tịch thu hết hàng, sạch bay vốn luôn”.
Về lại Quy Nhơn anh vay tiền mua lốp xe hơi cũ, đem 10 lốp vào Sài Gòn rút bố bán cho mấy chỗ làm vỏ xe đạp, mua vỏ xe đạp về bán lại cho các tiệm sửa xe ở Quy Nhơn. Tích góp từng đồng lời, thu gom vỏ xe ở khắp Bình Định đem về thuê thanh niên trong xóm rút bố, bán lại cho Sài Gòn. Từ tay trắng, số vốn anh lên hơn 2 cây vàng. Anh dồn hết tiền đi Huế gom lốp về rút bố, mua lốp xong tự nhiên giá chỉ bố hạ, Sài Gòn không tiêu thụ nữa, vàng lên giá. Anh lại trắng tay.
Gia sản cả nhà còn 8 chỉ vàng, anh xin ba cho đi buôn muối. Cầm 8 chỉ, anh giao tiền, nhận muối ngoài đồng, vào bao chưa kịp chuyển về thì gặp mưa lụt. Các bao muối ngấm nước căng phồng, vác lên vai nước chảy sạch chỉ còn lại nhúm muối. Vốn liếng mất sạch mà chẳng kiếm được xu lời.
1986, anh lập gia đình, với 5 phân vàng trong tay anh theo nghề thu mua đồ cũ, ve chai, bù lon, con tán, vòng bi, bạc đạn, cờ lê, mỏ lết… đem bán lê la vỉa hè khắp Quy Nhơn. Cuộc sống khá hơn từ đó.
Cái khó ló cái khôn
Anh Minh tâm sự: “Thân thể tôi khiếm khuyết, nên không cho phép mình nhụt chí. Bằng mọi giá cũng không để lệ thuộc vào người khác”. Quyết tâm sống như thế đã tạo cho anh có những ý tưởng mà nhìn lại anh cũng không hiểu nổi: “Tôi chế một chiếc ba bánh từ xe Citi, chỉ chạy được số tới. Mỗi ngày đi làm phải ra vào hẻm nhỏ trong nhà, xe không có số lui nên rất bất tiện. Tôi tự mày mò, tháo ráp, thiết kế một bộ phận hộp số sao cho xe có thể chạy lui được. Ý tưởng có nhưng phải mất ba năm làm đi sửa lại mới hoàn tất. Anh em khuyết tật gặp, nhờ làm giúp, người này chỉ người kia, làm chiếc xe dắt đi nhậu một chầu là xong, khỏi tiền bạc gì cả. Cứ thế từ bán đồ lạc xoong vỉa hè, tôi chuyển sang làm xe máy cho người khuyết tật luôn”.
Không qua trường lớp đào tạo về máy, gò hàn, chỉ tự mày mò nghiên cứu, anh Minh đã gây sửng sốt trong giới người tàn tật với chiếc xe có số lui, rất tiện dụng. Đơn đặt hàng đến tới tấp từ trong tỉnh, ngoài tỉnh, khách hàng xa nhất ở tận Móng Cái, Hà Giang, Thanh Hoá, Hải Phòng… mình anh làm không xuể nên đứng ra thành lập doanh nghiệp, nhận anh em chủ yếu người đồng cảnh ngộ để truyền nghề.
Khách hàng có người đưa cả xe tay ga đến. Lại thêm một thách thức mới, mất nửa tháng suy nghĩ, anh chế được bộ số lùi cho chiếc Attila đầu tiên trong suốt một tháng. Anh bảo: “Mình như người thợ may, khách đem vải đến, bảo gì may nấy. Người cụt tay phải, nhờ chuyển tay ga sang trái, có người yêu cầu chuyển thắng và ga xuống chân, mỗi yêu cầu lại là một thách thức mà mình phải làm được. Vì là người khuyết tật nên mình hiểu được nhu cầu của những người bạn ấy bức thiết đến mức nào”.
Đạt được nhiều giải thưởng trong tỉnh, trong nước, được xem là thành công với việc chuyển xe hai bánh thành ba bánh cho người khuyết tật. Nhưng anh Minh lại buồn rầu: “Mấy tháng nay, từ khi nghe nói sắp tới có lệnh cấm không cho đăng kiểm xe ba bánh tự chế, xưởng không có đơn đặt hàng nào. Anh em trong xưởng cũng toàn người tàn tật, đã quen việc rồi, không có việc làm lấy gì sống”. Rồi anh buột miệng: “Chẳng lẽ, mình lại sắp trắng tay nữa sao!?”.
SGTT